.
.
.
.

Nhầm lẫn khi chọn phương tiện thoát hiểm hỏa hoạn có thể gây nguy hiểm tính mạng cho chính mình

Nhầm lẫn khi chọn phương tiện thoát hiểm hỏa hoạn 

có thể gây nguy hiểm tính mạng cho chính mình.


     Để phòng ngừa tai nạn khi hỏa hoạn, nhiều người đã chủ động mua các phương tiện thoát hiểm, trong đó mặt nạ thoát hiểm bảo vệ hô hấp được mua nhiều nhất. Điều này có lý do vì chúng ta đều biết hầu hết tai nạn chết người khi hoả hoạn có nguyên nhân từ yếu tố hô hấp.

     Tuy nhiên, có khá nhiều người đã mua nhầm loại sản phẩm phòng ngừa này do chưa hiểu đúng về khả năng bảo vệ của chúng ( Tham khảo  bài báo của phóng viên báo Nhân Dân ). Sự nhầm lẫn này có thể mang đến hệ lụy rất nguy hiểm.

     Dưới đây chúng tôi muốn trao đổi một số nội dung để bạn tự kiểm tra lại sản phẩm đã mua, nếu phát hiện có sự nhầm lẫn, cần có phương án phù hợp để bảo vệ cho chính tính mạng của mình khi hỏa hoạn cần  phải dùng đến nó.

1- Ngạt khí khi hỏa hoạn do các yếu tố nào?

      Do 2 yếu tố:

·           *  Do hơi khí độc sản sinh khi hỏa hoạn: chủ yếu là CO, CO2, HCN, H2S, SO2… trong đó có những khí rất độc hại, gây chết người trong 1 phút chỉ với hàm lượng nhỏ.
Thí dụ: Với khí CO ( cacbon monoxit) khi hàm lượng thể tích 0,1%  trong không khí đã có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, khi hàm lượng 1% có thể làm con người gây ngất xỉu chỉ trong vòng 1 phút. 
·            *  Do oxy không đủ hàm lượng trong khí thở : Trong môi trường hỏa hoạn, nồng độ oxy bị giảm một phần do quá trình cháy nhưng chủ yếu do sự chiếm chỗ do có sự xuất hiện của hơi khí độc hại mới xuất hiện.Theo NIOSH ( Viện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kỳ ) hàm lượng oxy trong không khí là thiếu nếu dưới mức 19.5% thể tích. Khi hàm lượng oxy xuống dưới 16%, con người sẽ xuất hiện hiện tượng chóng mặt, ù tai, đau đầu, nhịp tim tăng, khó khăn trong hoạt động phối hợp các cơ ; khi dưới 10%, sẽ làm mất ý thức, ngất xỉu; khi  giảm dưới 6% oxy thì chỉ trong vòng vài phút sẽ ngừng thở, tim cũng ngừng đập.

2- Có mấy loại phương tiện thoát hiểm chống ngạt khí ?

       Có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng, xuất xứ khác nhau nhưng đều thuộc 2 loại:

  • ·Mặt nạ thoát hiểm chống hơi khí độc hại sản sinh ra khi hỏa hoạn ( Sau đây gọi là Mặt nạ thoát hiểm LOẠI LỌC - Hình ảnh trong mục 4 )
  •   Mặt nạ thoát hiểm LOẠI TỰ CẤP KHÍ THỞ : là loại mặt nạ cung cấp khí thở độc lập từ bình chứa không khí nén. ( Hình ảnh trong mục 7 )

3- Bạn có mua nhầm mặt nạ phòng độc công nghiệp cho mục đích thoát hiểm hỏa hoạn ?

     Thông tin trên báo chí cho thấy nhiều người đã mua nhầm sản phẩm cho mục đích thoát hiểm. Nhiều trường hợp đã chọn mua mặt nạ phòng độc công nghiệp với tính năng không thể bảo vệ khi hỏa hoạn.

     Sở dĩ như vậy vì các mặt nạ này được chế tạo chỉ lọc được một số nhóm  hơi khí độc cụ thể đã biết trước với hàm lượng hơi khí độc hạn chế . Thí dụ mặt nạ lọc hơi độc dạng hữu cơ chỉ hiệu quả khi hàm lượng < 0,1% với phin lọc nhỏ và không hơn 2% với phin lọc lớn, số liệu này được ghi ngay trên hướng dẫn kèm theo sản phẩm. ( Tham khảo thêm bộ lọc hơi khí độc công nghiệp).

     Các mặt nạ này không thể lọc được các hơi khí độc phát sinh khi hỏa hoạn gồm nhiều loại hơi khí độc khác nhau, trong đó  nhiều loại có mức gây nguy hiểm đến tính mạng ở nồng độ thấp. 

Dưới đây là hình chép lại từ báo khi khách hàng đang chọn mua mặt nạ chống khói - các sản phẩm này không chế tạo cho mục đích thoát hiểm khi hỏa hoạn .


      

4- Bạn có bằng chứng nào xác nhận chất lượng mặt nạ thoát hiểm loại lọc đã mua ?  
   

Cấu tạo của mặt nạ thoát hiểm loại lọc bao gồm mặt nạ bảo vệ mắt, mặt, đầu; phin lọc và dây mang.

                
Sản phẩm loại này trên thị trường do nhiều hãng chế tạo, giá cả rất khác nhau, cần kiểm tra xác định chất lượng khi mua.

 - Sản phẩm đã có xuất xứ (CO) & chứng nhận chất lượng ( CQ ) đã đủ để tin cậy chưa ? Chưa đủ, vì CO mới cho biết nơi sản phẩm ra đời, CQ mới chỉ xác nhận chung chung chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất.

- Điều quan trọng nhất là cần phải biết sản phẩm đã đạt các thông số cụ thể về kỹ thuật theo tiêu chuẩn nào, trong đó có :

          + Thông số về thời gian có tác dụng bảo vệ lọc hơi khí độc thoát hiểm: Thời gian đó được xác định trong phòng thí nghiệm với một số hơi khí độc mẫu ( là đai diện cho loại xuất hiện khi hỏa hoạn) có tên cụ thể,  nồng độ khi thử, lưu lượng dòng khí , điều kiện môi trường tiêu chuẩn….  
             Bạn có thể tham khảo về thông số này theo tiêu chuẩn  EN 403:2004 ( Châu Âu ), ASTM E2952 ( Mỹ ), GOST R22909-2005 ( Nga) trong phần cuối bài viết.

          +  Các thông số quan trọng khác phải kiểm tra như : Trở lực hô hấp ( hít vào, thở ra ) ; hàm lượng CO2 trở lại trong không khí hít vào; mức độ kín ; mức độ không bị che khuất của cửa sổ quan sát; khả năng chịu nhiệt; khối lượng; thời hạn sử dụng…

5- Bạn đã mua mặt nạ thoát hiểm loại lọc nhưng đã biết  về giới hạn điều kiện môi trường để nó hoạt động ?

     Đây là phương tiện lọc hơi khí độc nên chúng có giới hạn bảo vệ trong môi trường bị ô nhiễm tương tự như các loại PTBVHH khác ( Xem bài về Phin lọc của mặt nạ công nghiệp ) . Cụ thể :

     Chúng chỉ hiệu quả khi hàm lượng các hơi khí độc không quá cao ( cần phải dưới mức hàm lượng có thể gây nguy hiểm  lập tức đến tính mạng ( IDLH ) - Chẳng hạn với khí CO là 1200 ppm )

     Chúng không được dùng khi hàm lượng oxy giảm đến mức bắt đầu nguy hiểm ( < 17%)

6- Bạn đã mua mặt nạ thoát hiểm loại lọc nhưng có hiểu lầm về thời gian bảo vệ khi sử dụng.

      Thời gian có tác dụng ghi kèm theo sản phẩm là thời gian tính toán được xác định từ phòng thí nghiệm khi thử với từng hơi khí độc riêng rẽ, có nồng độ ở mức trung bình, với lưu lượng hô hấp ở điều kiện bình thường, trong môi trường tiêu chuẩn.

      Thời gian tính toán này sẽ khác xa so với điều kiện môi trường khi hỏa hoạn, trạng thái người sử dụng và quan trọng bậc nhất là số lượng loại và hàm lượng hơi khí độc. Thời gian ấy sẽ giảm rất nhiều, thậm chí nhiều lần khi hô hấp tăng và nồng độ hơi khí độc tăng.

7- Bạn có biết về mặt nạ thoát hiểm loại tự cấp khí thở ( EEBD ) và ưu điểm của nó về khả năng bảo vệ:    
       

Sản phẩm này có cấu tạo gồm : mặt nạ nạ trùm bảo vệ mắt, mặt, đầu; bình không khí nén; ống dẫn khí và túi mang.

      Chúng có khả năng bảo vệ  cả 2 yếu tố gây ngạt khí ( câu 1)

                                       

     Như đề cập trên, mặt nạ thoát hiểm loại lọc có nhược điểm là khả năng bảo vệ bị giới hạn rất nhiều vào điều kiện môi trường .Chúng chỉ sử dụng phù hợp khi nồng độ hơi khí độc thấp và nồng độ oxy trong không khí không bị giảm quá 4% so với mức bình thường.

     Mặt nạ thoát hiểm loại tự cấp khí thở khắc phục được nhược điểm này. Sở dĩ như vậy vì EEBD cung cấp nguồn khí thở độc lập được chứa trong bình khí nén của thiết bị. 

     Sản phẩm EEBD có áp kế chỉ áp lực khí trong bình, có van an toàn và van giảm áp để đưa không khí ở mức phù hợp cho người mang

    ( Chú ý : bình khí nén này chứa không khí nén chứ không phải oxy như nhiều người lầm tưởng, vì vậy an toàn khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng ).

     Thời gian sử dụng thông thường của EEBD từ 15-30 phút , quá đủ để người sử dụng thoát khỏi vùng nguy hiểm.

     Với mặt nạ lọc khói thóat hiểm chỉ dùng được 1 lần, còn EEBD có thể sử dụng nhiều lần với điều kiện nạp đủ lại không khí vào bình.

     Thời gian mang vào hay tháo bỏ EEBD rất nhanh chóng chỉ với vài thao tác.

     Tham khảo thêm về loại sản phẩm này từ  Mặt nạ thoát hiểm loại tự cấp khí thở  do Anbaco nhập khẩu 


Anbaco
08/2018

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Respiratory Protection/ Occupational Safety and Health Administration

          www.osha.gov  (OSHA:  Cơ quan An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp - Hoa Kỳ )

2/ NIOSH Guide to Industrial Respiratory Protection

          www.cdc.gov/niosh 

3/ Tiêu chuẩn liên quan 

        Dưới đây liệt kê thông số  yêu cầu về thời gian có tác dụng bảo vệ tối thiểu của mặt nạ thoát hiểm LOẠI LỌC  theo quy định của một số tiêu chuẩn.

   a- Tiêu chuẩn Châu Âu EN 403:2004

Hơi khí độc thử

Công thức

Nồng độ (ppm)

Thời gian tối thiểu  

Carbon Monoxide

CO

10.000

15 phút

Hydrogen Cyannide

HCN

400

15 phút

Acrolein

C3H4O

100

15 phút


b-  Tiêu chuẩn Nga GOST R 22.9.09-2005 –

( Tham khảo thêm về  kết quả thử nghiệm của mặt nạ thoát hiểm Nga ZEVS-U  )

Quy định thời gian bảo vệ tối thiểu khi thử nghiệm với các hơi khí độc khác như:

Hơi khí độc thử

Công thức

Nồng độ ( mg/m3)

Thời gian tối thiểu

Chloropicrin

Cl3CNO2

700

20 phút

Chlorine

Cl2

90

20 phút

Sulfur hydride

H2S

700

20 phút

Sulfur dioxide

SO2

700

20 phút

Amonia

NH3

600

20 phút

Cyanogen chloride

NCCl

50

20 phút


c-Tiêu chuẩn Hoa Kỳ ASTM E2952 

thử với các hơi khí độc như mục a - và thời gian bảo vệ tối thiểu với các hơi khí độc khác như:

Hơi khí độc thử

Công thức

Nồng độ (ppm)

Thời gian tối thiểu

Hydrogen chloride

HCl

1.000

15 phút

Cyclohexane

C6H12

500

15 phút

Ammonia

NH3

1.250

15 phút

Phosgene

COCl2

125

15 phút

Chlorine

Cl2

200

15 phút

Hydrogen sulfide

H2S

10.000

15 phút

Chú ý : 1.000 ppm= 1.000 ml/m3   tương đương 0,1 % thể tích.


trong Tin tức
Nhầm lẫn khi chọn phương tiện thoát hiểm hỏa hoạn có thể gây nguy hiểm tính mạng cho chính mình
ANBAC SAFETY JSC, CH Sales - Anbaco 20 tháng 2, 2024
Chia sẻ bài này
Thẻ
Blog của chúng tôi
Lưu trữ